Thiết kế nội thất thường được gắn liền với những từ như sáng tạo và gu thẩm mỹ tinh tế. Tuy nhiên, trên thực tế, để tạo nên một không gian đẹp mắt và ưng ý với gia chủ, nhà thiết kế nội thất cần tuân theo những nguyên tắc, quy luật. Bài viết này của Chin Huei sẽ cùng bạn đi sâu tìm hiểu về 7 yếu tố thiết kế nội thất.
1. Yếu tố thiết kế nội thất – Không gian
Không gian đóng vai trò nền tảng trong yếu tố thiết kế nội thất. Việc nắm bắt rõ ưu nhược điểm của không gian là một điều vô cùng quan trọng. Do tính chất khó thay đổi, việc tận dụng những tiềm năng sẵn có của không gian là một yếu tố then chốt.
Về mặt định nghĩa, không gian trong kiến trúc bao gồm chiều dài, chiều rộng và chiều cao của một khu vực. Không gian sống có thể được chia thành hai loại chính: không gian đặc và không gian rỗng. Không gian đặc là nơi bố trí các đồ nội thất, vật dụng trang trí và thiết bị điện. Không gian rỗng (hay còn gọi là không gian mở, đường giao thông) là khu vực có ít hoặc không có đồ vật. Việc kết hợp hài hòa giữa hai loại không gian này đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên tính thẩm mỹ cho căn phòng, giúp tránh cảm giác bừa bộn, thiếu thốn hoặc dư thừa đồ đạc.
Để đạt được sự cân bằng lý tưởng trong không gian, người thiết kế cần nắm vững yêu cầu của gia chủ và đặc điểm của không gian. Một yếu tố thiết kế nội thất quan trọng cần lưu ý là kích thước đồ nội thất, bởi vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ giữa không gian đặc và rỗng trong nhà. Đồ vật quá lớn có thể chiếm dụng diện tích di chuyển, gây cảm giác chật chội, ngược lại, đồ đạc nhỏ bé có thể khiến căn phòng. Ngoài ra, việc lựa chọn kiểu dáng, màu sắc và chất liệu đồ nội thất cũng góp phần định hình cảm giác về kích thước của không gian.
2. Yếu tố thiết kế nội thất – Đường nét
Yếu tố thiết kế nội thất về đường nét đóng vai trò quan trọng trong việc định hình và tạo cảm giác cho không gian. Các đường nét bao gồm đường động, đường ngang và đường dọc, Mỗi loại mang đến một hiệu ứng thị giác riêng biệt. Việc kết hợp hài hòa các đường nét từ đồ nội thất có thể tạo nên sự đồng nhất hoặc tương phản trong không gian, ảnh hưởng đến cảm nhận của người sử dụng.
Để hiểu rõ hơn thì đường dọc tạo cảm giác cao hơn cho không gian, thường được sử dụng trong thiết kế cửa sổ, cửa ra vào và khu vực văn phòng. Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều đường thẳng đứng có thể khiến gia chủ cảm thấy bất an và lo lắng.
Ngược lại, đường ngang mang lại cảm giác rộng rãi và thoải mái cho căn phòng. Đường ngang được tạo ra từ mặt bàn ăn, bàn phòng khách và các bề mặt phẳng khác. Loại đường này mang đến cảm giác ổn định, cân bằng và trang trọng cho căn phòng. Trong yếu tố thiết kế nội thất, sử dụng đường ngang hợp lý có thể giúp cho không gian trở nên dược rộng và kéo dài hơn. Tuy nhiên, việc lạm dụng chúng có thể dẫn đến cảm giác nhàm chán và thiếu sáng tạo.
Đường “động” bao gồm đường chéo, đường ziczac, đường cong… đại diện cho sự chuyển động và năng lượng tạo nên cảm giác di chuyển và thu hút sự chú ý. Một ví dụ điển hình cho loại đường động này là cầu thang. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều đường “động” sẽ khiến không gian trở nên rối mắt, lấn át đường ngang và đường thẳng đứng.
3. Yếu tố thiết kế nội thất – Hình dạng
Thiết kế nội thất không thể tách rời yếu tố hình dạng. Hình dạng góp phần tạo nên sự hài hòa và ấn tượng cho không gian sống. Lựa chọn yếu tố thiết kế nội thất phù hợp là chìa khóa để kiến tạo nên một tổng thể đẹp mắt. Hình dạng nội thất có thể là những hình vuông vức, uốn lượn, có góc cạnh,… Mỗi loại đều mang đến hiệu ứng thẩm mỹ riêng.
Khi chọn hình dạng, cần chú ý đến phong cách thiết kế, tỷ lệ cân bằng giữa diện tích và kích thước đồ nội thất. Tránh sử dụng những món đồ nội thất có hình dạng quá nhỏ trong không gian rộng. Điều này sẽ tạo nên những khoảng trống trống trải và thiếu cân bằng. Thay vào đó, hãy ưu tiên những món đồ có kích thước, hình dáng phù hợp, đặc biệt là những món đồ với hình dạng ấn tượng để tạo điểm nhấn cho không gian.
4. Yếu tố thiết kế nội thất – Ánh sáng
Ánh sáng đóng vai trò vô cùng quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận và thẩm mỹ của không gian. Ánh sáng bao gồm ánh sáng tự nhiên và ánh sáng nhân tạo. Việc kết hợp hai nguồn sáng này một cách hợp lý có thể tạo nên một không gian đẹp mắt. Trong khi ánh sáng tự nhiên mang đến cảm giác tươi sáng, thoáng đãng thì ánh sáng nhân tạo lại tạo điểm nhấn, phân chia không gian và mang lại và có thể mang đến một bầu không khí như ý.
Tận dụng tốt yếu tố ánh sáng là một trong những cách sáng tạo có thể che đi những khuyết điểm, nới rộng không gian. Đồng thời ánh sáng còn giúp tạo điểm nhấn cho các chi tiết nội thất thêm đẹp mắt. Việc kết hợp hài hòa giữa ánh sáng tự nhiên và nhân tạo sẽ góp phần tạo nên một không gian sống hoàn hảo, đáp ứng nhu cầu thẩm mỹ và chức năng của người sử dụng.
5. Yếu tố thiết kế nội thất – Màu sắc
Màu sắc đóng vai trò quan trọng trong việc định hình cảm xúc và hành vi của con người, ảnh hưởng trực tiếp đến cảm giác trong không gian sống. Do đó việc lựa chọn màu sắc phù hợp cho không gian sống là điều vô cùng cần thiết. Ví dụ, gam màu xanh dương và xanh lá cây mang đến cảm giác bình yên, thư thái, thường được sử dụng cho phòng ngủ…
Để tạo nên không gian hoàn hảo, cần tuân thủ quy tắc phối màu trong thiết kế nội thất. Tiếp đến xem xét đến yếu tố thiết kế nội thất ánh sáng có tác động lên màu sắc của căn phòng như thế nào. Ngoài ra cũng cần phải xem xét yếu tố về kích thước của căn phòng để có thể lựa chọn những màu sắc phù hợp. Thông thường những nhà thiết kế nội thất thường sử dụng màu trắng cho không gian nhỏ để tạo cảm giác rộng rãi hơn. Ngược lại, sử dụng những màu sắc tối sẽ tạo nên điểm nhấn cho không gian rộng lớn.
6. Yếu tố thiết kế nội thất – Vật liệu
Lựa chọn vật liệu phù hợp là yếu tố thiết kế nội thất then chốt để tạo nên một không gian nội thất đẹp và ấn tượng. Mỗi phong cách thiết kế sẽ có những loại vật liệu đặc trưng riêng. Ví dụ, phong cách hiện đại thường sử dụng các vật liệu mới như nhựa Đài Loan, kính…để mang lại cảm giác sang trọng, tinh tế.
Trong thực tế vật liệu thường được chia thành dạng cảm nhận bằng xúc giác và cảm nhận bằng thị giác. Vật liệu cảm nhận bằng thị giác là những vật liệu tác động đến thị giác qua hoa văn trang trí trên tường, thảm, ghế sofa… Còn với dạng cảm nhận qua xúc giác có thể kể đến như vải lông tơ ở ghế sofa, phải ngồi vào mới cảm nhận độ mềm mịn của vải… Do vậy, cần cân nhắc kỹ lưỡng khi lựa chọn vật liệu, đảm bảo sự hài hòa với phong cách thiết kế.
7. Hoa văn
Cùng với màu sắc, hoa văn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo điểm nhấn cho không gian. Hoa văn là những thiết kế lặp đi lặp lại, thường được ứng dụng trên tấm nhựa ốp tường, sofa, thảm, rèm cửa,… Có rất nhiều loại hoa văn khác nhau như hoa văn sọc, hoa văn chéo, hoa văn chấm bi, hoa văn vân gỗ… Việc sử dụng hoa văn cần chú ý đến kích thước và phong cách thiết kế tổng thể.
Đối với không gian nhỏ, nên ưu tiên sử dụng hoa văn đơn giản, không cầu kỳ để tránh tạo cảm giác rối mắt và thu hẹp không gian. Hoa văn với đường sọc ngang hoặc thẳng đứng có khả năng nới rộng không gian về mặt thị giác. Hoa văn có thể được sử dụng cho tất cả các bức tường, tuy nhiên, nên tập trung vào một bức tường chính để tạo điểm nhấn nổi bật. Đối với không gian rộng rãi, việc sử dụng hoa văn trên một bức tường sẽ giúp tạo điểm nhấn thu hút và tăng tính thẩm mỹ cho căn phòng.
Nắm vững các yếu tố thiết kế nội thất có thể giúp mang đến một không gian sống động cũng như đẹp mắt hơn. Hy vọng với những chia sẻ của Chin Huei có thể giúp cho bạn hiểu rõ hơn cũng như có thể ứng dụng các yếu đố đó vào thiết kế nội thất. Đừng quên lựa chọn vật liệu nội thất nhựa Đài Loan để đem tới không gian sống đỉnh cao cho ngôi nhà của bạn.
Bài viết liên quan