Căn bếp là không gian vô cùng quan trọng trong mỗi gia đình. Không chỉ dừng lại ở chức năng cơ bản, căn bếp còn là nơi các thành viên tụ họp, sum vầy, góp phần lớn quyết định vẻ đẹp cho không gian căn nhà. Do đó, ai cũng mong muốn sở hữu cho gia đình mình một chiếc tủ bếp phù hợp. Hiện nay khi tủ bếp nhựa đang ngày càng được ưa chuộng, thay thế cho tủ gỗ truyền thống ở các gia đình Việt, nhưng không phải ai cũng nắm được cách lắp đặt tủ bếp PVC đúng cách. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thể chọn và thi công cho gia đình một bộ tủ bếp nhựa đúng chuẩn bạn nhé.
1. Chọn chất liệu tủ bếp nhựa
Khi chọn chất liệu tủ bếp thì chúng ta thường có thiên hướng lựa chọn theo đám đông. Tuy nhiên điều này chưa hẳn đúng nó còn phụ thuộc vào kinh phí của từng đình. Hiện tại về bếp nhựa thì cũng có rất nhiều hãng và nhiều dòng nhựa, bạn cần phải tìm hiểu kĩ về thương hiệu và chất lượng sản phẩm. Đặc biệt với khí hậu ở Việt Nam nóng ẩm cho nên phải chọn nơi uy tín, vật liệu tránh được mối mọt hoặc cong vênh, với khu vực ẩm ướt.
Trong đó, Chin Huei là thương hiệu với gần 30 năm kinh nghiệm sản xuất vật liệu nội thất nhựa Đài Loan, được thị trường đánh giá cao về chất lượng và độ đa dạng về mẫu mã, màu sắc, nổi bật với những sản phẩm như: Tấm mặt tủ, Cửa composite hinoki, Ốp tường PVC, Tấm kệ…. Đây là một trong những sự lựa chọn tối ưu cho bạn.
2. Màu sắc tủ bếp
Màu sắc của tủ và tường phải hài hòa và cân đối, tạo được điểm nhấn của tủ. Nếu như phòng bếp có diện tích nhỏ nên ưu tiên những gam màu tươi sáng, tối thiểu là các gam màu trung tính (trắng, ghi, vàng nhạt, xanh ngọc bích,…) Còn như chủ nhà sở hữu một phòng bếp rộng, sẽ có nhiều sự lựa chọn hơn hơn về màu sắc cho tủ bếp, thậm chí có thể lựa chọn cả những gam màu tối. Chủ nhà nên tính đến 3 yếu tố, bao gồm: Không gian, xu hướng màu sắc và sở thích cá nhân khi lắp đặt tủ bếp nhựa. Xu hướng màu sắc của tủ rất quan trọng, nhưng sẽ thay đổi sau 4 – 6 năm, trong khi nhà bếp thường được tu sửa lại sau 15 năm. Chính vì vậy, khi cải tạo một căn bếp, phong cách cá nhân và nhu cầu cụ thể là vấn đề cần được lưu tâm hơn thay vì chạy theo những xu hướng đang nổi trên internet.
3. Hợp phong thuỷ
Màu sắc của tủ bếp cần được tính toán cho phù hợp với phong thủy, thông thường sẽ căn cứ vào mệnh của gia chủ mà lựa chọn màu sắc phù hợp. Theo quan niệm của người phương Đông, căn bếp giống như trái tim của gia đình. Đó là nơi mọi người quân quầy, sum họp bên nhau. Màu sắc hợp với mệnh gia chủ mong muốn mang lại những điều tốt đẹp cho gia đình. Nó vừa có ý nghĩa về tâm linh mà còn khiến bạn thấy thoải mái, yên tâm và vui vẻ hơn mỗi khi đặt chân vào không gian bếp của gia đình mình.
Với người mệnh kim nên chọn màu sắc thuộc yếu tố Thổ, vì Thổ sinh Kim, đó là các màu vàng nhạt, trắng, nâu đất. Chủ nhà mệnh mộc các màu màu xanh lam, xanh lá cây, đen, vàng nhạt và màu nâu là sự lựa chọn hoàn hảo nhất. Người mệnh thủy có thể lựa chọn màu đỏ đậm đến màu vàng cam, ngoài ra bạn có thể tạo thêm điểm nhấn bằng các màu xanh lá hay nâu nhạt. Còn người mệnh thổ nên lựa chọn các màu sắc từ vàng đến nâu, có thể tạo điểm nhấn bằng màu trắng, cam hay đỏ.
Khi bố trí tủ bếp, bạn không nên đặt giữa phòng bếp mà nên tựa lưng vào một mặt tường. Hướng ra nơi có nhiều may mắn, tốt lành. Như vậy mới có điểm tựa, giúp gia chủ có cảm giác yên tâm khi làm ăn, vững vàng về tinh thần và kinh tế.
4. Kích thước phù hợp
Với chiều cao của người Việt Nam nói chung thì kích thước của tủ bếp dưới phù hợp sẽ rơi vào khoảng:
+ Tủ bếp dưới: Có độ cao chuẩn 810mm, chiều sâu tủ bếp 570mm – 600mm.
+ Tủ bếp trên cao 670 – 750mm, độ sâu trung bình 350mm
Khoảng cách giữa tủ bếp trên và dưới khu vực bếp gas, máy hút mùi là 700mm – 800mm thường là được áp dụng nhiều nhất là 700mm. Tủ bếp trên có thể làm cao kịch trần khi đó chiều cao tủ bếp trên phụ thuộc vào chiều cao trần nhà của bạn. Một tủ bếp được bố trí công năng tối ưu từ tủ lạnh -> Bồn rửa chén -> Góc chế biến (Khay gia vị) -> Bếp nấu -> Tủ để thiết bị lò nướng, lò vi sóng, đồ khô… theo quy trình chế biến đồ ăn mỗi ngày, mỗi vị trí phải đủ khoảng cách đảm bảo thuận tiện và phong thủy. Xác định vị trí để tủ, kệ trước khi thiết kế để thiết kế hình chữ L, chữ U, G, I. Một tủ bếp đẹp thôi thì chưa đủ mà điều quan trọng nhất của một tủ bếp đó là công năng sử dụng sự tiện nghi hiện đại.
5. Tối ưu không gian
Rất nhiều không gian trong nhà bếp bị lãng phí. Nhiều căn bếp, vì được ưu tiên một diện tích lớn nên chủ nhà không nghĩ đến việc tận dụng các không gian, điều này là hoàn toàn sai lầm. Căn bếp của nhà nào cũng vậy, luôn có quá nhiều thứ và không bao giờ là quá rộng cả. Bạn nên tận dụng các hốc sau cánh cửa, không gian trên nóc tủ lạnh, nóc lò vi sóng, thậm chí cả trên tủ bếp để đặt những chiếc hộp đựng đồ.
Phụ kiện đi kèm trong tủ bếp nhựa là trợ thủ đắc lực giúp tối ưu không gian, làm căn bếp gọn gàng ngăn nắp hơn, và không mất nhiều thời gian dọn dẹp. Đối với phụ kiện tủ bếp thì tùy vào kinh phí của từng gia đình để chọn lựa các phụ kiện đi kèm cho phù hợp. Hãy sử dụng phụ kiện tủ bếp thông minh như: giá bát đĩa nâng hạ, giá xoong nồi, giá gia vị, giá góc liên hoàn, mâm xoay tủ bếp, thùng gạo, thùng rác âm tủ, tủ kho để căn bếp của gia đình bạn luôn sạch sẽ và ngăn nắp.
Hy vọng với những thông tin mà công ty cổ phần công nghiệp nhựa Chin Huei chia sẻ trên đây đã phần nào cung cấp thêm cho bạn kiến thức về vấn đề lựa chọn hướng đặt tủ bếp nhựa phù hợp cho gia đình. Chúc các gia chủ luôn có được cho mình một không gian phòng bếp thật ấm cúng, hài hòa về công năng sử dụng để chào đón những điều tốt lành nhất!